An Toàn - Tăng Trưởng - Hiệu Quả

Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội

Tìm kiếm


zalo: 097 888 0285 / 0912431616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 110i1 đường khuất duy tiến, thanh xuân, hà nội

Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến

   0978880285

   0912431616
Nhóm sản phẩm

+ Mặt nạ phòng độc

+ Khẩu trang

+ Ủng bảo hộ lao động

+ Khẩu trang, mặt nạ phòng độc

+ Mũ bảo hộ lao động

+ Giầy da bảo hộ lao động

+ dép nhựa

+ Phin lọc

+ Mũ nhựa bảo hộ lao đông

+ Mũ cối

+ Mũ vải

+ Đồng phục bảo hộ lao động

+ Kính đeo bảo hộ lao động

+ Kính chống hóa chất

+ Mặt nạ hàn

+ Găng tay bảo hộ công nghiệp

+ Găng tay chống hóa chất

+ Găng tay da hàn chống nóng

+ Găng tay da hàn

+ Đèn pin

+ Bịt tai chống ồn

+ Áo mưa phản quang

+ Phao cứu sinh

+ Biển báo giao thông

+ Thiết bị công trường

+ Trang bị phòng sạch

+ Dây đai an toàn

+ Phòng cháy chữa cháy

+ An toàn điện

+ Mặt nạ dưỡng khí

+ thiết bị giao thông

+ Túi đựng dụng cụ

+ thùng rác

+ chậu hoa cây cảnh

HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TUẦN LỄ QUỐC GIA VỀ AT-VSLĐ, PCCN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC TUẦN LỄ TRONG THỜI GIAN TỚI

BÙI HỒNG LĨNH
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội 

Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1999, là một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng đến các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ an toàn và sức khoẻ NLĐ, trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN và phòng chống cháy nổ, đề ra chương trình hành động để thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ, PCCN. Sau 14 năm được tổ chức liên tục, Tuần lễ quốc gia đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Những kết quả đạt được 

Một là, ý thức về AT-VSLĐ, PCCN của các ngành, các cấp, NSDLĐ, NLĐ và nông dân đã được nâng cao.

Các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của các cơ quan Trung ương, các tổ chức đoàn thể, quần chúng về tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ, PCCN đồng thời làm cho NLĐ có nhiều chuyển biến tích cực và có ý thức hơn trong việc tự giác thực hiện các quy định pháp luật về AT-VSLĐ, PCCN; chủ động phát hiện, kiến nghị với NSDLĐ (người sử dụng lao động) về các nguy cơ rủi ro, các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc; tham gia tích cực vào các phong trào đảm bảo AT-VSLĐ như: phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ”, phong trào “Sáng kiến cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp”; tham gia các cuộc thi, hội thảo, thao diễn để nâng cao kiến thức về AT-VSLĐ, PCCN.

NSDLĐ cũng ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác AT-VSLĐ, từ đó đã có những hoạt động tích cực về công tác AT-VSLĐ, PCCN; quan tâm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ, BNN và cháy nổ; thực hiện tốt các chế độ về BHLĐ, điều kiện làm việc của NLĐ đã có những cải thiện rõ rệt, nhiều doanh nghiệp đăng kí cam kết thi đua bảo đảm ATLĐ.

Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đã tích cực đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, dây chuyền công nghệ có mức an toàn cao hơn với hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhằm nâng cao năng suất lao động và hạn chế thấp nhất các rủi ro về TNLĐ, BNN, điển hình là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (khoảng 100 tỷ đồng/năm), Tổng công ty Than Việt Nam (khoảng 40 tỷ đồng/năm), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (khoảng 20 tỷ đồng/năm)… Bên cạnh đó, bộ máy làm công tác BHLĐ, mạng lưới an toàn vệ sinh viên ngày càng được củng cố; các quy trình kỹ thuật an toàn, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn thường xuyên được rà soát, bổ sung kịp thời. Nhiều hoạt động thiết thực về AT-VSLĐ đã được triển khai thực hiện ở các địa phương và doanh nghiệp, như:  Hội đồng BHLĐ ở các địa phương và doanh nghiệp được củng cố và tăng cường. Hầu hết các địa phương trong cả nước đã thành lập Hội đồng BHLĐ; Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ đưa vào kế hoạch sản xuất-kinh doanh hằng năm. Ước tính mỗi năm cả nước có trên 2.200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã được thanh tra, kiểm tra; hơn 80% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất-kinh doanh trong cả nước tiến hành công tác tự kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh của các thiết bị, máy móc, nhà xưởng… và việc chấp hành các quy định, chế độ về BHLĐ. Cả nước cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện về BHLĐ như thi an toàn vệ sinh viên giỏi; hội thảo phòng cháy, chữa cháy; thi báo tường, sáng tác phản ánh các hoạt động bảo đảm AT-VSLĐ, PCCN; chủ động áp dụng các phương pháp huấn luyện mới: phương pháp cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp vừa nhỏ (phương pháp WISE), và phương pháp cải thiện điều kiện lao động trong các làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp (WIND).

Nhiều doanh nghiệp còn tích cực cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Đến nay đã có hàng chục nghìn cải thiện điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp do bà con nông dân thực hiện. Phương pháp WIND với những sáng kiến cải tiến đơn giản, rẻ tiền đã và đang được áp dụng thành công ở trên 40 địa phương trong cả nước, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, điều kiền sống của người nông dân.

Chỉ tính riêng từ năm 2005-2010 đã có khoảng gần 30.000.000 NLĐ được huấn luyện về AT-VSLĐ, PCCN. Nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty đã triển khai tốt và bài bản các hoạt động huấn luyện về AT-VSLĐ cho NLĐ trong các đơn vị trực thuộc như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Giấy; Tổng công ty Thép; Tổng công ty Xăng dầu; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính - Viễn Thông Việt Nam …

Hai là, công tác thông tin, tuyên truyền đã được các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm với  nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ, PCCN.

Trong Tuần lễ Quốc gia, nhiều chuyên đề về AT-VSLĐ trên các trang thông tin điện tử với lượng thông tin phong phú liên tục được cập nhật và đăng tải. Trước, trong thời gian tổ chức Tuần lễ, các báo Trung ương và địa phương liên tục đưa hàng nghìn tin, bài, các gương điển hình trong thực hiện công tác AT-VSLĐ, PCCN để tuyên truyền, cổ động cho Tuần lễ Quốc gia. Các buổi toạ đàm, phóng sự, các tin, bài... đã phát huy tác dụng nâng cao ý thức và trách nhiệm thực hiện công tác AT-VSLĐ, PCCN cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động và toàn thể xã hội.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thu hút được đông đảo NLĐ và cộng đồng như: Cuộc thi “Giờ thứ 9”; thi “Tìm hiểu về công tác AT-VSLĐ, PCCN” trên Báo Lao động, chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” trên VTV3, chương trình “Giờ cao điểm” trên VTV1, Chương trình “Sự kiện bình luận” trên VTV1, Tiểu phẩm vui về AT-VSLĐ trên VTV3, … đã tập trung tuyên truyền trong dịp Tuần lễ Quốc gia hằng năm. Từ năm 2009 cho đến năm 2012, Lễ mít tinh phát động Tuần lễ đã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình VN. Nhiều tờ báo, tạp chí đã xây dựng những chuyên san, chuyên đề riêng về AT-VSLĐ, PCCN.

Cũng trong dịp phát động Tuần lễ, hàng trăm nghìn ấn phẩm thông tin tuyên truyền đã được các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp in ấn, phát hành... Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN Trung ương, năm 2012 trên cả nước đã phát hành được 567.327 ấn phẩm để tuyên truyền phổ biến đến doanh nghiêp và NLĐ. Hằng năm, có khoảng 40 địa phương tổ chức cuộc thi an toàn vệ sinh viên giỏi thu hút gần 100.000 người tham gia. Năm 2012, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hơn 1.000 cuộc thi tìm hiểu về AT-VSLĐ, PCCN, thi an toàn vệ sinh viên giỏi các cấp thu hút gần 97.180 NLĐ và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Hoạt động này góp phần tích cực vào việc tìm hiểu pháp luật của đông đảo công nhân lao động.

Ba là, công tác PCCC và huấn luyện AT-VSLĐ đã được các Bộ, ngành, doanh nghiệp quan tâm.

Từ năm 2009-2011, trung bình mỗi năm, các bộ ngành, địa phương  đã huấn luyện cho trên 70 ngàn lượt cán bộ quản lý, trên 15 ngàn lượt chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trên 700 ngàn lượt cán bộ làm công tác BHLĐ, y tế tại doanh nghiệp và hàng triệu NLĐ (trong đó có hơn 500 ngàn lượt người là nông dân). Năm 2012, đã có hơn 618.870 lượt NLĐ được huấn luyện AT-VSLĐ, PCCN. Đây là hoạt động được các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp rất chú trọng nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về AT-VSLĐ cho NSDLĐ và NLĐ.           

Hằng năm, vào dịp Lễ phát động Tuần lễ, Cục cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (nay là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) - Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Y tế, Tổng LĐLĐVN, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và hàng ngàn NLĐ tổ chức diễn tập PCCC và đưa tin về hoạt động này. Ước tính có hàng nghìn cuộc diễn tập PCCC cứu người với các phương án thiết thực, bên cạnh đó là hàng nghìn phóng sự truyền hình về đề tài PCCC được xây dựng và đăng tải.

Bốn là,  công tác thi đua khen thưởng được đẩy mạnh.

Hằng năm, vào dịp tổ chức Tuần lễ Quốc gia  về AT-VSLĐ, PCCN, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BHLĐ đã được Chính phủ, Bộ ngành, địa phương và Tổng LĐLĐVN khen thưởng, chứng tỏ công tác AT-VSLĐ đã được các đơn vị, doanh nghiệp ngày càng coi trọng và đầu tư đúng mức.

Năm là, hoạt động hợp tác quốc tế về AT- VSLĐ ngày càng được tăng cường và mở rộng.

Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN hằng năm đã thu hút được nhiều đại biểu quốc tế đến từ Nhật, Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, các nước trong khối ASEAN, các tổ chức quốc tế tham dự, qua đó thúc đẩy các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế trong lĩnh vực AT-VSLĐ, PCCN.

Những hạn chế cần khắc phục

Việc tổ chức Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN trong 14 năm qua về cơ bản đã đạt được mục đích đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại. Mặc dù, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã có nhiều đầu tư về kinh phí, cải tiến hình thức song hiệu quả tuyên truyền chưa cao, tình hình TNLĐ, BNN có nơi vẫn còn nghiêm trọng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến bảo đảm điều kiện làm việc cho NLĐ, đặc biệt trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân; các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ chủ yếu mới chỉ tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp và trong các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, chưa thu hút được doanh nghiệp vừa và nhỏ và trong các làng nghề. Công tác lập kế hoạch và báo cáo việc triển khai Tuần lễ Quốc gia, đổi mới các hoạt động của Tuần lễ còn chậm, chưa kịp thời. Kinh phí đầu tư cho hoạt động tổ chức Tuần lễ ở một số Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp còn hạn chế vì vậy việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia còn sơ sài và mang tính đối phó.

Những hạn chế nêu trên đòi hỏi Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia trung ương cần tiếp nghiên cứu đổi mới cả về hình thức và nội dung để việc tổ chức các Tuần lễ Quốc gia ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đi vào chiều sâu  và thiết thực hơn.

Phương hướng Tổ chức Tuần lễ Quốc gia trong thời gian tới

Thực hiện phương châm đổi mới cả về hình thức và nội dung thiết thực và hiệu quả, hướng về cơ sở doanh nghiệp. Theo đó, Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN Trung ương có trách nhiệm lựa chọn đơn vị trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia và một số hoạt động mang tính quốc gia; cử các thành viên và các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo hướng dẫn và tham dự các hoạt động và phát động tại một đơn vị, địa phương trọng điểm.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tuỳ theo điều kiện từng năm, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có thể tổ chức hoặc không tổ chức mít tinh nhưng cần phối hợp với Ban chỉ đạo Trung ương để chỉ đạo và tổ chức một số hoạt động mang tính quốc gia và các hoạt động hưởng ứng của ngành, địa phương, đơn vị. Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ không nhất thiết phải tập trung tại một địa điểm mà có thể tổ chức tại nhiều địa điểm  khác nhau.

      Về phía các doanh nghiệp, tập trung vào các hoạt động cụ thể như xây dựng chương trình hành động AT-VSLĐ, PCCN; cam kết thi đua giảm TNLĐ, BNN, cải thiện điều kiện lao động; tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra an toàn máy, thiết bị, trang bị BHLĐ; tổ chức huấn luyện cho NLĐ; tổ chức các hội thi, hội thao AT-VSLĐ, PCCN tại doanh nghiệp; Khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác AT-VSLĐ, PCCN...

Theo Tạp chí BHLĐ tháng 3/2013

Chia sẻ: Make Home Page Add to Favorites
Share |
Các tin khác
Tin tức trong ngành
  • TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM: 14 NĂM THAM GIA TỔ ...
  • HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TUẦN LỄ QUỐC GIA VỀ ...
  • VÌ SAO MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC LẠI CHỐNG ĐƯỢC ...
  • ĐIỂM SÁNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
  • AN TOÀN BỨC XẠ LÀ TIÊU CHÍ VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN ...
  • CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT ...
  • Giám đốc cùng 5 nhân viên chết ngạt trong bồn ...
  • Mặt nạ phòng độc đặc biệt ở Thái Lan
  • NGÀY THẾ GIỚI VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC 28/4/2013 VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...

  • CHIẾN DỊCH PHÒNG CHỐNG RƠI NGÃ CỦA OSHA
  • CĂNG THẲNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC KHÔNG LÀM ...
  • Tác hại của bụi
  • THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÔNG TY CỔ ...
  • PHỤ NỮ VÀ VIỆC LÀM
  • NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG VÀ AN TOÀN SỨC KHOẺ ...
  • TÌNH TRẠNG NHIỄM ĐỘC ASEN NGÀY CÀNG RÕ
  • CHỦ PHỦI TAY, THỢ TRẮNG TAY
  • BỆNH ĐIẾC VƯỢT LÊN DẪN ĐẦU BỆNH ĐÔ THỊ
  • CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẤM LỢP DỄ BỊ BỆNH BỤI ...
  • LỰC LƯỢNG CÔNG AN ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE, ...
  • 4 người một nhà chết vì khí độc khoai tây ...
  • BỔ SUNG DANH MỤC NGHỀ ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

    Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...

  • SẼ QUÁ MUỘN NẾU KHÔNG CẢI THIỆN AN TOÀN VỆ ...
  • TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ...
  • Thông tư 48/2015/TT-BCA trang phục chữa cháy lực ...
  • Tags

    Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,

    Đào tạo cán bộ xây dựng

    Du lịch sầm sơn , Cẩm nang du lịch Cho thuê xe tại hà nội, Du lịch sapa
    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN HOÀNG LONG
    Cửa hàng số 2:100 đường nguyễn xiển,phường Hạ Đình,Q. thanh xuân, hà nội
    Xưởng sản xuất : Bình Minh, Thanh Oai,HÀ NỘI
    Email: baohohoanglong@gmail.com
    Hotline: 093336 6168 - Tel : 0462 959 487


     

    DMCA.com

    Follow Us