Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội
Mai Đức Chính
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN
Sự thay đổi được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nhận thức của cán bộ công đoàn các cấp về tầm quan trọng của Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ PCCN được nâng lên theo từng năm. Các cấp công đoàn trong cả nước đã coi việc hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia là một nhiệm vụ chính trị trong nội dung hoạt động hằng năm của cấp mình. Tổng LĐLĐVN với vai trò là Phó Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN Trung ương, hằng năm đã chủ động phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo thống nhất lựa chọn chủ đề, địa phương và xây dựng kế hoạch để tổ chức lễ phát động đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức hưởng ứng Tuần lễ. Các LĐLĐ địa phương, Công đoàn ngành và công đoàn cơ sở đã chủ động tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp, NSDLĐ tổ chức phát động Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN tại địa phương, ngành, cơ sở sản xuất kết hợp với việc tổng kết đánh giá phong trào quần chúng làm BHLĐ, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác BHLĐ.
Các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN đã làm cho phong trào quần chúng làm BHLĐ được phát động sâu rộng ở các ngành, địa phương, cơ sở; thúc đẩy việc thực hiện và quy định của Nhà nước về AT-VSLĐ, PCCN, cải thiện ĐKLĐ, từng bước hạn chế và ngăn ngừa TNLĐ, BNN, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, bảo vệ tài sản nhà nước và doanh nghiệp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ hai: Thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú về AT-VSLĐ, PCCN của các cấp công đoàn như: tổ chức mít tinh, diễu hành; tổ chức thi tìm hiểu về AT-VSLĐ, PCCN, thi an toàn vệ sinh viên giỏi các cấp; tổ chức hội thảo, toạ đàm; gặp mặt, giao lưu những người làm công tác AT-VSLĐ, PCCN và đại diện NSDLĐ, NLĐ; thăm và tặng quà cho công nhân bị TNLĐ và BNN; tổ chức triển lãm, trưng bày về các kết quả và thành tựu trong lĩnh vực AT-VSLĐ, PCCN; các tin, bài, phóng sự, các ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tranh áp phích tuyên truyền về AT-VSLĐ, PCCN được phát tới NLĐ v.v... đã giúp NLĐ có những nhận thức về quyền được làm việc trong môi trường làm việc an toàn và được pháp luật bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của mình, đồng thời NLĐ cũng ý thức được trách nhiệm của mình và tích cực chủ động hơn trong việc thực hiện các quy định về AT-VSLĐ, PCCN.
Phong trào quần chúng làm BHLĐ ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu như: phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ”, “Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật” và các phong trào khác do Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ địa phương và Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn các Tổng công ty trực thuộc TLĐ phát động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng; đội ngũ an toàn vệ sinh viên hoạt động tích cực, chủ động đề xuất nhiều ý tưởng và các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ gây TNLĐ và BNN tại vị trí làm việc, thực hiện nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
Thứ ba: Thông qua các hoạt động của các cấp công đoàn trong việc tham gia tổ chức Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành; chủ động tổ chức các cuộc kiểm tra độc lập của công đoàn về AT-VSLĐ, PCCN tại các cơ sở sản xuất; tổ chức tập huấn nâng cao hiểu biết về AT-VSLĐ, kĩ năng phát hiện các yếu tố nguy hiểm và tự cải thiện ĐKLĐ trong dịp trước, trong và sau Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ PCCN…, NSDLĐ đã nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh cho NLĐ, thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật về công tác BHLĐ như: huấn luyện định kì về AT-VSLĐ, khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện BNN cho NLĐ...; đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ tại doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa NSDLĐ và công đoàn, NLĐ thông qua các hoạt động của các cấp công đoàn trong các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN cũng được cải thiện tốt hơn trên cơ sở tăng cường cơ hội đối thoại, cùng thống nhất việc thực hiện tốt công tác BHLĐ và cải thiện ĐKLV tại nơi làm việc có lợi cho cả NLĐ và NSDLĐ, sức khoẻ và tính mạng NLĐ được bảo vệ, chăm sóc, NLĐ thêm gắn bó hơn với doanh nghiệp, lao động năng suất và hiệu quả hơn. Từ đó nâng cao vị trí và vai trò của tổ chức công đoàn.
Bên cạnh những kết quả tích cực, việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN vẫn còn một số điểm cần lưu ý khắc phục, đó là:
Thứ nhất, các hoạt động mới chủ yếu tập trung ở những những địa phương được chọn làm nơi phát động, ở các khu công nghiệp tập trung và đối tượng tuyên truyền chủ yếu vẫn là NLĐ, NSDLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp lớn, chứ chưa đến NLĐ, NSDLĐ ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ tư nhân, chưa nhằm hướng vào tất cả các đối tượng trong xã hội. Các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ mới tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có tổ chức CĐ; chưa thu hút được sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, của các đối tượng khác trong xã hội
Thứ hai, ở một số ngành, địa phương, tổ chức Công đoàn chưa chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp trong việc tổ chức Tuần lễ Quốc gia; một số hoạt động còn mang nặng tính hình thức, thiếu chiều sâu, chất lượng chưa tốt, chính vì vậy vẫn còn nhiều vi phạm xảy ra trước, trong và sau Tuần lễ Quốc gia dẫn đến sự cố cháy, nổ, TNLĐ.
Trong thời gian tới, để nâng cao nhận thức và ý thức cho NLĐ về công tác AT-VSLĐ, PCCN, các cấp Công đoàn cần đẩy mạnh các hoạt động Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN của những năm tiếp theo với những nội dung sau:
Thứ nhất: Căn cứ tình hình thực tế hằng năm, các cấp công đoàn tham gia với Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN cùng cấp lựa chọn chủ đề cho phù hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả; tìm tòi nghiên cứu đổi mới nội dung và hình thức tổ chức sao cho thiết thực và hiệu quả hơn. Các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN không chỉ dừng lại ở các hoạt động như mít tinh, diễu hành, phát động. Các cấp công đoàn cần tăng cường, đổi mới hơn nữa nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền, đảm bảo thông tin tuyên truyền rộng khắp và có chiều sâu đến NLĐ ở mọi ngành nghề lĩnh vực và ở tất cả các địa bàn trên cả nước; cần phổ biến kịp thời và đầy đủ nhất các quy định của pháp luật về công tác AT-VSLĐ, PCCN tới đông đảo NLĐ bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng. Chú trọng vận động NLĐ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc.
Thứ hai: Cần xác định: thời gian diễn ra Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN chỉ là cao trào của phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ, các cấp công đoàn cần thực hiện các hoạt động liên tục, thường xuyên cả trước, trong, sau Tuần lễ và cả năm. Các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia cần được tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, từ đó đề ra biện pháp tổ chức tập trung hướng mạnh vào các hoạt động của doanh nghiệp, của NLĐ; duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ”; thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở.
Thứ ba: Các cấp công đoàn cần đẩy mạnh công tác kiểm tra và phối hợp kiểm tra, hướng dẫn cho NSDLĐ và NLĐ tại doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác BHLĐ, chấn chỉnh ý thức và tạo thành thói quen tác phong công nghiệp, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật của NLĐ và doanh nghiệp về AT-VSLĐ, PCCN. Qua công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác BHLĐ tại doanh nghiệp, các cấp công đoàn cũng cần quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc, đồng thời tổng hợp, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của NSDLĐ và NLĐ về sửa đổi các quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác BHLĐ nói chung và tổ chức Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN nói riêng để kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung các Văn bản pháp luật về BHLĐ và tổ chức Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN cho phù hợp hơn với thực tế của doanh nghiệp và NLĐ.
Thứ tư, Các cấp công đoàn phải tổ chức việc sơ, tổng kết Tuần lễ Quốc gia hằng năm. Khi tổng kết đánh giá phải đi sâu phân tích đánh giá sự phối kết hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo cũng như sự tham gia của tổ chức công đoàn, những mặt được, chưa được, nguyên nhân mặt được và chưa được, những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động của Tuần lễ ở cấp mình (lâu nay có tổng kết nhưng làm còn hình thức, nhiều địa phương, Bộ, Ngành làm chưa tốt, nhất là ở cấp cơ sở và trên cơ sở). Nhân dịp này nên có các hình thức khen thưởng cho các ngành, địa phương, các cá nhân và tập thể có thành tích trong việc tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia, nhắc nhở những đơn vị làm chưa tốt.
Theo Tạp chí BHLĐ tháng 3/2013
Bán mặt nạ phòng độc
Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...
Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...
Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,