Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội
Loại Việc Làm
Thời nay đàn bà có thể làm hầu hết công việc nào mà đàn ông làm. Đã có phụ nữ điều khiển phi thuyền lên không gian, nhiều người lái phản lực cơ chiến đấu. Họ cũng tham gia công việc xây dựng kiến trúc, việc trên núi, dưới biển. Nhưng một số nghề mà phụ nữ thuờng làm là cung cấp dịch vụ, công việc văn phòng.
Theo thống kê của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, từ năm 1964 tới năm 1999, công việc người phụ nữ đảm trách gia tăng gấp đôi trong mọi ngành ngoại trừ ngành sản xuất. Công việc người nam làm nhiều gấp đôi ở ngành dịch vụ, tài chánh và bán lẻ.
Phụ nữ có thể làm toàn hoặc bán thời gian. Tính ra có tới 2/3 công việc bán thời gian do nữ giới đảm trách và chỉ một nửa phụ nữ có việc toàn thời gian
Công việc bán thời gian càng ngày càng nhiều, đôi khi cũng tiện cho phụ nữ vì các bà còn trách nhiệm nuôi con, nhất là sau khi sinh đẻ. Nhưng lợi tức ít, đôi khi không có bảo hiểm sức khỏe, không hưu trí, không được hưởng thời gian nghỉ hè hoặc đau ốm. Vì tạm thời nên không an toàn, cứ nơm nớp lo âu bị cho nghỉ bất thình lình. Người làm bán thời gian đôi khi tham giờ, nên họ làm thêm khi có cơ hội.
Các Việc Thường Làm
Việc trong nhà - các bà nội trợ vẫn là nhóm người đông đảo nhất làm việc trong gia đình như quét dọn, lau chùi và giặt giũ. Họ không được trả lương vì theo phong tục đó là trách nhiệm tề gia nội trợ của họ. Nhưng cũng rất đông phụ nữ lấy việc dọn dẹp nhà cửa cho người khác là một nghề để kiếm kế sinh nhai. Lương bổng của họ thường thấp, lại không có bảo hiểm sức khỏe, hưu trí, việc làm không bảo đảm. Họ lại tiếp xúc nhiều với các rủi ro của hóa chất lau chùi, sơn phết nhà cửa.
Hãng điện tử - thống kê cho thấy phụ nữ là một lực lượng công nhân lớn trong ngành lắp ráp đồ điện tử. Tại vài xí nghiệp lớn ở thung lũng San Jose, công nhân nữ chiếm tới trên 70%, mà đa số là người Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Lương bổng của họ thấp mà lại thường xuyên tiếp cận với nhiều hóa chất, kim loại nguy hại. Công nhân làm việc với các vật liệu bán-dẫn có tỷ lệ đau ốm cao hơn công nhân sản xuất khác vì ô nhiễm môi trường
Công việc bệnh viện - công nhân nữ chiếm tới 70% trong tổng số nhân viên trong một nhà thương, từ việc điều trị tới các dịch vụ hỗ trợ, phụ thuộc, giữ gìn vệ sinh cơ sở. Họ tiếp xúc với nhiều hóa chất điều trị, khử trùng cũng như máy móc có điện năng, phóng xạ cao hoặc dụng cụ bén nhọn. Nhiều người còn phải nặng nhọc nâng đỡ, chuyển vận bệnh nhân nên dễ bị thương tích xương khớp lưng và tứ chi. Ngoài ra, còn nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ những người mà họ săn sóc. Họ thường phải làm việc theo ca, đôi khi thường trực, đôi khi bất thường. Nói chung, stress ở các công nhân này rất đáng kể.
Công việc văn phòng - phụ nữ chiếm tới gần 80% lực lượng công nhân văn phòng. Công việc của họ rất đa dạng và trong nhiều lãnh vực khác nhau. Có văn phòng chỉ toàn là phụ nữ. Họ tiếp cận với đủ loại rủi ro, từ dụng cụ văn phòng, văn hóa phẩm tới sắp đặt tiện nghi cơ sở.
Máy vi tính - nhiều nhân viên bị các rủi ro do phóng xạ từ máy, ảnh hưởng xấu như nhức đầu, đau xương vai, xương cổ, viêm sưng cổ tay. Đã có lúc người ta cho là màn ảnh từ các máy này phát ra tia phóng xạ có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi của phụ nữ có thai.
Khác Biệt Nam Nữ Trong Việc Làm
Có rất nhiều khác biệt so với nam giới mà 2 điều cụ thể dễ thấy nhất là:
Lương bổng - người nữ chỉ hưởng 70% lương bổng so với nam ở cùng công việc, và sự cách biệt càng xa khi chức vụ cao. Lương bổng của người dân thiểu số lại chỉ bằng 50%. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì phụ nữ chiếm ½ dân số thế giới, làm 2/3 tổng số giờ của toàn công nhân mà chỉ lãnh có 1/10 tổng số lợi tức và chỉ làm chủ 1/100 tài sản của cả thế giới.
Số giờ làm việc - ngoài việc làm ăn lương, người nữ vẫn phải đảm trách công việc nội trợ: bếp núc, chợ búa, săn sóc con cái đau ốm, học hành, săn sóc cha mẹ già đôi bên. Đôi khi số giờ họ làm ở ngoài cũng nhiều như người chồng mà trách nhiệm gia đình lại không được chia sẻ đồng đều. Một phụ nữ có đứa con năm tuổi mà có công việc toàn thời gian thì phải làm thêm việc nhà tới gần 50 giờ. Trong khi đó người đàn ông chỉ làm có 10 giờ trong gia đình. Nếu một mình trách nhiệm nuôi con thì người đàn bà phải làm tổng cộng cả trên 100 giờ một tuần. Do đó, sự cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc làm ăn có nhiều trở ngại.
Những Khó Khăn Trong Công Việc
a-Khó khăn khi làm việc tại gia —
Ða số là về may mặc, công việc văn phòng lợi tức theo đơn vị, nên người nữ cố gắng làm nhiều làm mau, trong khung cảnh không thuận tiện, phù hợp với công việc nên dễ đau yếu. Lại còn rủi ro do hóa chất mà không biết hoặc không có trang bị phòng ngừa. Hậu quả là họ dễ bị mất sức, đau ốm, không có thì giờ rảnh rỗi như đàn ông và không còn thì giờ cho tiêu khiển, giải khuây. Nhiều phụ nữ bị chứng thiếu ngủ kinh niên.
b-Bị kỳ thị -
Kỳ thị nữ giới có thể là kém lương bổng, không được giữ vai trò chỉ huy, điều khiển, không được hỏi ý kiến. Họ như xa lạ, lạc lõng trong đám đa số nhân viên nam, nhiều khi phải cố gắng vươn lên. Bất hạnh hơn nữa khi họ thuộc về nhóm sắc dân thiều số hoặc chủng tộc nhược tiểu.
c-Bị quấy nhiễu tình dục —
Ðây là vấn đề có chiều hướng càng ngày càng thường thấy và đã gây ra nhiều xáo trộn trong việc điều hành một cơ sở. Nhiều nghiên cứu cho thấy, từ 40 đến 80% nữ giới bị sách nhiễu trong khi làm việc.
Quấy nhiễu tình dục là khi có những yêu sách liên quan tới tình dục, hoặc bằng lời nói hoặc hành động mà đối phương không muốn hoặc không đồng ý. Yêu sách đôi khi lại kèm theo cả dọa nạt hoặc hứa hẹn về thăng thưởng, trừng phạt. Nhiều trường hợp cưỡng bách đã xẩy ra.
Sách nhiễu đưa tới tổn thương tâm thần, thể chất cho người nữ và cũng có ảnh hưởng không tốt tới điều hành, lợi nhuận của cơ sở. Nhiều nạn nhân đã phải tự nghỉ việc hoặc bị sa thải vì tệ nạn này.
Tại nhiều quốc gia, đã có những luật lệ bảo vệ phụ nữ cũng như bồi thường thiệt hại do sách nhiễu tình dục gây ra.
Thiết bị bảo hộ cá nhân
Trang bị nhiều khi không vừa với vóc dáng nhỏ bé của nữ công nhân, họ phải sửa đổi cho vừa. Ðây là những trang bị bảo vệ cho công nhân với các rủi ro khi làm việc. Tuy nhiên các trang bị này không phải là phương thức hoàn hảo, nhưng có còn hơn không.
Rủi ro từ công việc
Công việc với cử động lập đi lập lại mà phụ nữ thường làm như trả lời điện thoại, đánh máy vi tính, máy thu tiền, quấn thuốc lá, ráp nối điện tử, thường hay đưa tới đau nhức khớp xương vai, cổ, và tay. Hội chứng đường hầm cổ tay thường thấy ở phụ nữ làm nghề may mặc, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, gói hàng. Nhân viên nâng đỡ săn sóc nguời bệnh thường bị đau lưng dưới.
Công nhân có thai
Nhiều công việc có hóa chất mạnh cũng ảnh hưởng tới sức khỏe nữ công nhân nhất là khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ. Phụ nữ có thai mà làm việc nặng nhọc kéo dài có nguy cơ hư thai hoặc sanh non.
Quyết định làm việc khi mang thai là tùy ở đương sự và thầy thuốc căn cứ vào loại công việc, tình trạng sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Ý kiến của các chuyên viên y tế thì khi mang thai mà không có biến chứng thì vẫn có thể làm công việc thường lệ trong đời sống hàng ngày cho tới ngày gần sanh. Họ cũng có thể trở lại làm việc sau vài tuần, nếu việc sanh đẻ suông sẻ. Luật pháp không cho phép chủ nhân đối xử khác biệt khi công nhân có thai: không bị sa thải, từ chối, trì hoãn thăng thưởng chì vì có thai. Khi vì có thai mà khả năng làm việc sút giảm thì phải được giao công việc thích hợp.
Nếu muốn, công nhân đang mang thai có quyền xin nghỉ không lương trước và sau khi sanh rồi trở lại công việc cũ của mình. Trong thời gian nghỉ, vẫn được hưởng thâm niên công việc, tăng lương, thời gian nghỉ theo luật. Mỹ có luật cho nghỉ 12 tuần trước sanh, trở lại công việc cũ hoặc tương đương với cùng số lương, quyền lợi và chức vụ. Nhưng phải đã làm việc ít nhất 12 tháng, làm ít nhất 1250 giờ trong năm vừa qua, hãng phải có ít nhất 50 nhân viên.
Bác sĩ Nguyễn Ý- Đức
Ykhoa.net |
Bán mặt nạ phòng độc
Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...
Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...
Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,