An Toàn - Tăng Trưởng - Hiệu Quả

Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội

Tìm kiếm


zalo: 097 888 0285 / 0912431616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 110i1 đường khuất duy tiến, thanh xuân, hà nội

Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến

   0978880285

   0912431616
Nhóm sản phẩm

+ Mặt nạ phòng độc

+ Khẩu trang

+ Ủng bảo hộ lao động

+ Khẩu trang, mặt nạ phòng độc

+ Mũ bảo hộ lao động

+ Giầy da bảo hộ lao động

+ dép nhựa

+ Phin lọc

+ Mũ nhựa bảo hộ lao đông

+ Mũ cối

+ Mũ vải

+ Đồng phục bảo hộ lao động

+ Kính đeo bảo hộ lao động

+ Kính chống hóa chất

+ Mặt nạ hàn

+ Găng tay bảo hộ công nghiệp

+ Găng tay chống hóa chất

+ Găng tay da hàn chống nóng

+ Găng tay da hàn

+ Đèn pin

+ Bịt tai chống ồn

+ Áo mưa phản quang

+ Phao cứu sinh

+ Biển báo giao thông

+ Thiết bị công trường

+ Trang bị phòng sạch

+ Dây đai an toàn

+ Phòng cháy chữa cháy

+ An toàn điện

+ Mặt nạ dưỡng khí

+ thiết bị giao thông

+ Túi đựng dụng cụ

+ thùng rác

+ chậu hoa cây cảnh

Hương dẫn lựa chọn giày bảo hộ

Mỗi năm có hàng ngàn công nhân bị các chấn thương ở bàn chân do không sử dụng hoặc sử dụng không đúng giày bảo hộ. Trong bài viết này thongtinantoan sẽ hướng dẫn quý độc giả cách thức lựa chọn giày bảo hộ.

Ước tính khoảng 80% dân số trưởng thành từng có vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương, đau nhức, sưng, nhiễm nấm, tê cứng... Phần lớn những vấn đề ấy xuất phát từ việc bảo vệ đôi chân không đúng cách khi làm việc. Bàn chân của người lao động tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc như:

 

  • Vật thể rơi hay lăn trúng chân
  • Điện giật
  • Vật sắc nhọn
  • Nhiệt độ quá thấp/ quá cao
  • Hóa chất
  • Vi khuẩn
  • Bề mặt trơn trượt dễ té ngã
  • Ergonomic (do đứng quá lâu, tư thế làm việc không phù hợp…)…

Những nguy cơ nói trên hoàn toàn có thể tránh hoặc loại bỏ được nếu người sử dụng lao động và bản thân người lao động thực hiện các bước đơn giản để bảo vệ bàn chân người lao động.

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại giảy bảo hộ của rất nhiều hãng khác nhau. Giày bảo hộ rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc và tính năng. Theo tính chất bảo vệ, người ta phân loại giày bảo hộ thành một số nhóm cơ bản sau đây:

  • Chống lực va đập lên ngón chân
  • Chống đâm xuyên
  • Chống tĩnh điện
  • Chống nóng hoặc chống lạnh
  • Độ bền với nước
  • Độ bền nhiên liệu dầu Khả năng kháng hóa chất
  • Chống trượt

Căn cứ vào các ký hiệu trên giày, để nhận biết được các tính năng bảo vệ của chúng

Ký hiệu tiêu chuẩn trên giày bảo hộ

Cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ

cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ

Phần mũ giày

Mũ giày là phần tiếp giáp mũi giày, tiếp giáp với lưỡi gà của giày và trải dài sang hai bên má giày. Mũ giày phải bảo vệ được chân và hấp thụ các lực tác động lên mũ giày ngoài ý muốn để bảo vệ được chân. Thông thường mũ giày bảo hộ có pho mũi an toàn bằng thép hoặc composite cứng.

Pho mũi an toàn

Là chi tiết của giày, ủng ở bên trong giày dùng để bảo vệ ngón chân của người đi khỏi va đập có mức năng lượng ít nhất là 200J và sự nén ép với lực ít nhất là 15kN.

Đế giày

Đế giày là phần dưới của giày, tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt. Khi chọn mua giày, bạn cần phải quan sát kĩ đế giày để chọn lựa cho mình đôi giày phù hợp. Phần lớn đế giày làm từ cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn. Để tạo ra ma sát,người ta thiết kế đế giày với các rãnh sâu và gai nhọn, điều này làm tăng độ bám lên các bề mặt. Ở bề mặt trơn trượt, càng nhiều gai cao su càng tăng lưc ma sát vào bề mặt giúp bạn tránh được trơn trượt. Ở bề mặt mềm, những mấu cao su sẽ ấn sâu xuống làm giúp giày bám tốt hơn. Đế giày cũng phải hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải đủ cứng nhưng cũng phải đủ mềm để đi được tự nhiên. Nó cũng phải được gắn hoặc khâu chặt chẽ với mũ giày để chống nước tốt.

Tùy theo môi trường làm việc cụ thể mà lựa chọn loại vật liệu làm đế giày cho phù hợp. Đế giày bảo hộ thường có tấm lót bằng kim loại để chống đâm xuyên khi dẫm phải đinh hoặc vật sắc nhọn.

Lót mặt giày nằm ở phía bên trong giày. Lót giày rất quan trọng, nó giúp bảo vệ lòng bàn chân của bạn không bị tổn thương khi tiếp xúc với đế giày. Ngoài ra, lót giày còn giúp giữ thăng bằng. Nên chọn loại lót giày làm từ chất liệu hút ẩm tốt, không gây mùi và đặc biệt phải phù hợp với kích cỡ bàn chân của bạn...

Lót chống đâm xuyên

Thường được làm bằng thép hoặc composite để bảo vệ bàn chân tránh khỏi tác động xuyên thủng của các vật sắc nhọn. Lớp lót chống đâm xuyên nằm giữa đế giày với lớp lót mặt giày.

Lưỡi giày

Lưỡi giày là phần tính từ phần tiếp giáp với mũ giày. Lưỡi giày được đính với mũi giày và hai bên thành má giày. Lưỡi giày ôm sát giúp bảo vệ mu bàn chân của bạn, phần này có thể co giãn giúp giày ôm sát chân bạn hơn.

Cổ giày / Miếng đệm vòng quanh cổ chân

Cổ giày là phần ôm sát cổ chân của bạn. Vòng quanh cổ chân có thêm một miếng đệm để chân thoải mái hơn khi tiếp xúc với cổ giày. Phần đệm này thường được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt. Ở các loại giày cao cổ,ở chỗ mà cổ chân tiếp xúc trực tiếp với giày cũng được đệm lót để tránh gây tổn thương cho da và giúp bạn thoải mái hơn khi làm việc.

Gót giày

Gót giày là mặt sau của giày giúp bảo vệ mắt cá chân và phần gân ở phía sau cổ chân của bạn.Gót giày phải đủ cứng để để hỗ trợ cho chân bạn,đồng thời,phần trong của gót giày cũng phải được bọc lót cẩn thận để giảm tổn thương đối với da.

Mũi giày

Mũi giày là phần mà mũ giày tiếp xúc với đế giày.

Hướng dẫn chọn và thử giày

  • Bạn nên chú ý đến thương hiệu và logo của hãng sản xuất để tránh mua phải giày kém chất lượng.
  • Căn cứ vào các ký hiệu trên đế giày và cataloge đi kèm để lựa chọn loại giày phù hợp với điều kiện sản xuất của bạn.
  • Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem.
  • Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh.
  • Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.

Thử giày

  • Đưa chân vào giày mở không buộc dây. Đứng thẳng và nhấn mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải trượt vào trong một cách dễ dàng và có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa gót giày và gót chân bạn.
  • Ngồi xuống và buộc hai dây lại. Khi bạn buộc giày, bàn chân bạn sẽ trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.
  • Đứng dậy và đi vòng quanh. Ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu bị vậy, cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.
  • Bạn nên thử giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật. Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.
  • Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà bạn thường mang với giày.

 ( Theo thongtinantoan.com)

Chia sẻ: Make Home Page Add to Favorites
Share |
Các tin khác
Tin tức trong ngành
  • TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM: 14 NĂM THAM GIA TỔ ...
  • HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TUẦN LỄ QUỐC GIA VỀ ...
  • VÌ SAO MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC LẠI CHỐNG ĐƯỢC ...
  • ĐIỂM SÁNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
  • AN TOÀN BỨC XẠ LÀ TIÊU CHÍ VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN ...
  • CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT ...
  • Giám đốc cùng 5 nhân viên chết ngạt trong bồn ...
  • Mặt nạ phòng độc đặc biệt ở Thái Lan
  • NGÀY THẾ GIỚI VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC 28/4/2013 VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...

  • CHIẾN DỊCH PHÒNG CHỐNG RƠI NGÃ CỦA OSHA
  • CĂNG THẲNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC KHÔNG LÀM ...
  • Tác hại của bụi
  • THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÔNG TY CỔ ...
  • PHỤ NỮ VÀ VIỆC LÀM
  • NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG VÀ AN TOÀN SỨC KHOẺ ...
  • TÌNH TRẠNG NHIỄM ĐỘC ASEN NGÀY CÀNG RÕ
  • CHỦ PHỦI TAY, THỢ TRẮNG TAY
  • BỆNH ĐIẾC VƯỢT LÊN DẪN ĐẦU BỆNH ĐÔ THỊ
  • CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẤM LỢP DỄ BỊ BỆNH BỤI ...
  • LỰC LƯỢNG CÔNG AN ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE, ...
  • 4 người một nhà chết vì khí độc khoai tây ...
  • BỔ SUNG DANH MỤC NGHỀ ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

    Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...

  • SẼ QUÁ MUỘN NẾU KHÔNG CẢI THIỆN AN TOÀN VỆ ...
  • TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ...
  • Thông tư 48/2015/TT-BCA trang phục chữa cháy lực ...
  • Tags

    Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,

    Đào tạo cán bộ xây dựng

    Du lịch sầm sơn , Cẩm nang du lịch Cho thuê xe tại hà nội, Du lịch sapa
    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN HOÀNG LONG
    Cửa hàng số 2:100 đường nguyễn xiển,phường Hạ Đình,Q. thanh xuân, hà nội
    Xưởng sản xuất : Bình Minh, Thanh Oai,HÀ NỘI
    Email: baohohoanglong@gmail.com
    Hotline: 093336 6168 - Tel : 0462 959 487


     

    DMCA.com

    Follow Us