Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội
Nguyễn Thị Thuỷ cùng chồng đang làm công nhân cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất bình ắc quy và pin tại thị trấn Văn Điển (Hà Nội) với mức lương gần 2 triệu đồng/tháng. Nhưng đã mấy tháng nay, Thuỷ phải nghỉ việc để điều trị bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Khoản tiền dành dụm từ mức lương công nhân của Thuỷ cũng chỉ có thể chi trả được tới lần điều trị thứ hai. Không có tiền điều trị tiếp, Thuỷ phải về quê tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với căn bệnh máu bị nhiễm độc chì.
Khi bị bệnh nghề nghiệp, phần lớn người lao động bị sa thải và không được hưởng trợ cấp |
Cho nghỉ việc
Trao đổi với phóng viên, Thuỷ kể, trong quá trình điều trị bệnh, cô không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía chủ doanh nghiệp nơi cô làm việc. Nghỉ chữa bệnh được nửa tháng thì công ty thông báo cho cô nghỉ việc. Do không có hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản nên cô bắt buộc phải ra khỏi công ty không tiền bồi thường, hỗ trợ điều trị bệnh. Trong khi đó, dù đã có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng bệnh viện không thể làm thủ tục bảo hiểm y tế cho cô vì theo quy định, bệnh nghề nghiệp không thuộc danh mục chi trả bảo hiểm y tế.
Tại hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương hiện nay đều có thể khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp. Nhiều bệnh viện tổ chức khám, phát hiện, điều trị và giám định bệnh nghề nghiệp cho các công ty tại các cơ sở công nghiệp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp và những chi phí này do doanh nghiệp chi trả. Với những lao động đến khám đơn lẻ như Thuỷ được phát hiện khi bệnh đã nặng, bệnh viện không có cách nào khác, bắt buộc lao động phải chi trả toàn bộ chi phí, không được hưởng bảo hiểm y tế.
Trong thực tế, những lao động bị bệnh nghề nghiệp như Thuỷ đang rơi vào tình thế phải đối mặt với mất việc làm và không tiền chữa bệnh. Doanh nghiệp nơi cô làm việc có tới gần 100 công nhân nhưng ai cũng như cô, làm việc theo hợp đồng miệng và không được đóng bảo hiểm xã hội. Khi lao động phải điều trị bệnh, doanh nghiệp ngay lập tức sa thải họ không có đền bù.
Thủ tục phức tạp
Theo quy định hiện hành, lao động bị bệnh nghề nghiệp (thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do bộ Y tế ban hành) sẽ được hưởng trợ cấp do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau thời gian điều trị ổn định thương tật, bệnh tật được giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định mức trợ cấp được hưởng. Tuy nhiên, người lao động chỉ được hưởng những ưu đãi này nếu được chủ doanh nghiệp kê khai đóng bảo hiểm xã hội cho họ.
Nhưng số lao động có nguy cơ bị mắc bệnh nghề nghiệp cao lại là những người chủ yếu làm trong các doanh nghiệp nhỏ, điều kiện lao động tồi tàn, môi trường độc hại. Đi kèm với thực tế này luôn là chuyện trốn không ký hợp đồng lao động và trốn đóng bảo hiểm. Ông Phạm Gia Lượng, phó cục trưởng cục An toàn lao động trong một cuộc họp về an toàn vệ sinh lao động thừa nhận, chỉ có 6% số lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị. Đây là số liệu được các doanh nghiệp báo cáo.
Bên cạnh đó, quy trình để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hiện tại như sau: người lao động vào viện điều trị, các chi phí do chủ sử dụng ứng trước để chi trả. Sau khi điều trị người lao động nộp giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh nghề cho người sử dụng lao động để lập hồ sơ giới thiệu người lao động ra hội đồng giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động. Sau đó chủ sử dụng lao động lập hồ sơ và làm văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp gửi tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết để trả lại tiền tạm ứng cho doanh nghiệp. Ông Bùi Đình Khương, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, do bắt doanh nghiệp phải tạm ứng trước tiền điều trị nên ngay cả khi có đóng bảo hiểm xã hội cho lao động, nhiều doanh nghiệp cũng vẫn bỏ qua việc khai báo bệnh nghề nghiệp để người lao động được hưởng chế độ.
Sài gòn Tiếp thị |
Bán mặt nạ phòng độc
Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...
Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...
Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,