An Toàn - Tăng Trưởng - Hiệu Quả

Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội

Tìm kiếm


zalo: 097 888 0285 / 0912431616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 110i1 đường khuất duy tiến, thanh xuân, hà nội

Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến

   0978880285

   0912431616
Nhóm sản phẩm

+ Mặt nạ phòng độc

+ Khẩu trang

+ Ủng bảo hộ lao động

+ Khẩu trang, mặt nạ phòng độc

+ Mũ bảo hộ lao động

+ Giầy da bảo hộ lao động

+ dép nhựa

+ Phin lọc

+ Mũ nhựa bảo hộ lao đông

+ Mũ cối

+ Mũ vải

+ Đồng phục bảo hộ lao động

+ Kính đeo bảo hộ lao động

+ Kính chống hóa chất

+ Mặt nạ hàn

+ Găng tay bảo hộ công nghiệp

+ Găng tay chống hóa chất

+ Găng tay da hàn chống nóng

+ Găng tay da hàn

+ Đèn pin

+ Bịt tai chống ồn

+ Áo mưa phản quang

+ Phao cứu sinh

+ Biển báo giao thông

+ Thiết bị công trường

+ Trang bị phòng sạch

+ Dây đai an toàn

+ Phòng cháy chữa cháy

+ An toàn điện

+ Mặt nạ dưỡng khí

+ thiết bị giao thông

+ Túi đựng dụng cụ

+ thùng rác

+ chậu hoa cây cảnh

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÒNG NGỪA TNLĐ, BNN, PCCN Ở DOANH NGHIỆP

Nguyễn Trung Sơn

                                           Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN

 Năm 2012, Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN đã lấy chủ đề “Xây dựng văn hóa  phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động”, một vấn đề không mới ở các nước phát triển, nhưng lại là một vấn đề mới ở Việt Nam.

Thấy được tầm quan trọng của văn hoá phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, với trách nhiệm của mình đối với sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong cả nước, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã quyết định tổ chức hội thảo bàn về Vai trò của Công đoàn cơ sở trong xây dựng văn hóa phòng ngừa TNLĐ, BNN ở cơ sở”. Qua đó chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai hoạt động xây dựng văn hoá AT-VSLĐ nói chung và văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN nói riêng ở các cơ sở thuộc các địa phương, ngành.

Qua các ý kiến trao đổi tại hội thảo cũng như những kết luận của hội thảo, nhiều địa phương, ngành đã tiến hành thí điểm việc xây dựng văn hoá an toàn ở các cơ sở. Để giúp các cơ sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng văn hoá an toàn, bài viết này muốn nêu một số điểm cần phải lưu ý, tham khảo khi thực hiện việc xây dựng văn hoá an toàn vệ sinh lao động.

 Thứ nhất, phải hiểu văn hoá an toàn, văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN là gì, nội dung và bản chất của nó. Để thực hiện việc xây dựng văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN ở doanh nghiệp, việc đầu tiên hết sức quan trọng là phải hiểu khái niệm “Văn hoá, văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN” là gì? Nội dung và tính chất của nó ra sao? Trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng văn hoá như thế nào?

Theo cách hiểu truyền thống lâu nay của các danh nhân, học giả, các tổ chức, Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rất rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau.

Cho đến nay, vẫn chưa có được một định nghĩa chung về văn hoá. Tuy nhiên vẫn có thể tham khảo một số định nghĩa để có thể hiểu rõ văn hoá là gồm những cái gì.

Theo định nghĩa năm 2002 của UNESCO thì “Văn hoá nên được tiếp cận như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trí thức và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

Theo Hồ Chí Minh, “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống văn hoá và sinh tồn”.

Như vậy, văn hoá không chỉ bao gồm tinh thần mà còn có cả giá trị vật chất.

Một cách hiểu khác, Văn hoá là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, trí thức được tiếp nhận.

 Thứ hai, phải lấy con người làm trọng tâm. Con người có khả năng hình thành văn hoá và với tư cách thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hoá, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc có chung văn hoá giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc kia. Khi nói đến văn hoá, người ta còn đưa ra khái niệm văn hoá nhóm. Văn hoá nhóm là hệ thống các giá trị, các quan niệm, được hình thành trong một nhóm người. Văn hoá nhóm được hình thành từ khi quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng với thời gian quy chế được thiết lập, các thông tin được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện. Mỗi nhóm người đều có văn hoá riêng của mình, nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hoá toàn xã hội, hay nói cách khác, bên cạnh văn hoá chung, mỗi nhóm người còn có những văn hoá riêng, ví dụ: Văn hoá doanh nghiệp của cả xã hội và văn hoá doanh nghiệp của một tập đoàn, một tổ chức.

Thứ ba, phải thấy rõ trách nhiệm xây dựng văn hoá an toàn, phòng ngừa TNLĐ và BNN là trách nhiệm của cả 3 bên đối tác trong nền kinh tế là: Chính phủ - Người sử dụng lao động và đại diện của người lao động.

Trong lĩnh vực lao động, tạo ra điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh  nhằm ngăn ngừa tai nạn, BNN, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt trong thời kì CNH, HĐH đất nước đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi mới về đảm bảo AT-VSLĐ cũng được đặt ra đối với một chính phủ, NSDLĐ và NLĐ, đó là phải xây dựng văn hoá an toàn, văn hoá phòng ngừa TNLĐ và BNN trong cơ sở lao động.

Tình hình TNLĐ, BNN trong những năm gần đây nhìn từ nguyên nhân dẫn đến tai nạn, BNN cho thấy có đến gần 80% số vụ TNLĐ chết người và tình trạng sức khoẻ NLĐ giảm sút, số người mắc BNN tăng đều xuất phát từ những hành vi ứng xử của NLĐ và NSDLĐ, chính điều này đòi hỏi sự cần thiết xây dựng văn hoá an toàn, văn hoá phòng ngừa TNLĐ và BNN trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Vậy văn hoá an toàn là gì? Theo kết luận của Hội nghị lao động Quốc tế tổ chức vào tháng 6 năm 2003, Văn hoá phòng ngừa trong lĩnh vực AT-VSLĐ mang tầm quốc gia, là một văn hoá trong đó quyền của NLĐ được có môi trường làm việc an toàn và vệ sinh được tất cả các bên tôn trọng. Đó là văn hoá trong đó các Chính phủ, những người sử dụng lao động và người lao động tham gia tích cực vào việc bảo đảm một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua một hệ thống với các quyền, trách nhiệm và bổn phận được xác định là văn hoá trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu.

Văn hoá an toàn, qua cách trình bày ở trên chính là văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN. Vì chính việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa (đa dang, tổng hợp) trong hoạt động lao động góp phần quyết định việc có để xảy ra sự cố, TNLĐ, BNN hay không.

Cũng như văn hóa nói chung, văn hoá an toàn - vệ sinh mang tính phòng ngừa là một tập hợp của những đặc trưng về cách sống bao gồm phong cách tác phong, trang phục, cư xử của một nhóm người liên quan mật thiết với nhau và cùng tham gia vào quá trình lao động để tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội nói chung và nhóm người đó nói riêng.

Như vậy, xây dựng văn hoá an toàn trong lao động hay văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN chính là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống TNLĐ, BNN, PCCN; xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Để xây dựng và hình thành được văn hoá an toàn - vệ sinh mang tính phòng ngừa, ngoài việc đòi hỏi cần phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng, còn phải nâng cáo nhận thức về mặt luật pháp, chính sách trong lĩnh vực AT-VSLĐ cho NSDLĐ, NLĐ và các nhân viên chính phủ. nhằm làm cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc hình thành, thực hiện  và phát triển văn hoá an toàn trên cương vị của mình, hay nói cách khác là làm cho họ thực hiện tốt trách nhiệm và quyền của mình trong công tác bảo đảm ATVSLĐ.

Là người đại diện để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất ở DN, tổ chức công đoàn Việt Nam khẳng định “Công việc an toàn (trên nhiều nghĩa, nhiều phạm vi trong đó có vấn đề về ĐKLV an toàn) cho người lao động không chỉ là một chính sách kinh tế mà còn là quyền cơ bản của con người” chính vì vậy, tất cả mọi người là chính phủ hay NSDLĐ, NLĐ đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo đảm AT-VSLĐ, không để xảy ra TNLĐ, BNN thông qua việc xây dựng văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN là hết sức cần thiết, cần sự đồng tâm hiệp lực của các đối tác, trong đó Công đoàn cơ sở (người đại diện của NLĐ) có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành, xây dựng và thực hiện tốt VHAT ở DN. Vấn đề là để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Công đoàn cơ sở cần phải làm gì, làm như thế nào để thực hiện việc tăng cường xây dựng và thực hiện Văn hóa an toàn trong giai đoạn hiện nay?

Qua 1 năm thực hiện xây dựng văn hoá phòng ngừa TNLĐ, BNN theo chủ đề phát động của Tuần lễ Quốc gia lần thứ 14 năm 2012, thực tế cho thấy, mặc dù các cấp công đoàn đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc xây dựng văn hoá an toàn trong CNVC-LĐ, tuy nhiên kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Số địa phương, ngành triển khai thực hiện chưa được nhiều và chủ yếu lồng ghép với xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Ở nhiều địa phương, ngành mới bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đến vấn đề xây dựng văn hoá an toàn trong các doanh nghiệp, cơ sở lao động trên địa bàn và trong phạm vi ngành. Ở các DN, vấn đề xây dựng văn hoá an toàn thực hiện chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chưa mang tính phổ biến.

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, tuy nhiên nguyên nhân chính chủ yếu là do NSDLĐ, NLĐ, cán bộ Công đoàn cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan thể của từng năm, Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia Trung ương lựa chọn chủ đề nhấn mạnh vào một số nhiệm vụ quan trọng; và chọn một địa phương trọng điểm để tổ chức các hoạt động Tuần lễ AT-VSLĐ, PCCN mang tính chất quốc gia, và từ đó đến nay Việt Nam đã tổ chức được 15 lần tại các địa phương như sau:

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ nhất diễn ra từ ngày 3-9/5/1999 tại TP. Hà Nội

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ- PCCN lần thứ 2 diễn ra từ ngày 15-21/3/2000 tại TP. Hồ Chí Minh

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 3 diễn ra từ ngày 18-23/3/2001 tại TP. Đà Nẵng.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23-28/3/2002 tại TP. Hải Phòng.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 5 diễn ra từ ngày 16-22/3/2003 tại TP. Vinh tỉnh Nghệ An.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 6 diễn ra từ ngày 14-20/3/2004 tại TP. Cần Thơ có chủ đề“Cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp, trong nông nghiệp và trong các làng nghề vì an toàn, sức khỏe NLĐ”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 7 diễn ra từ ngày 20-26/3/2005 tại TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh có chủ đề “AT-VSLĐ, PCCN trong các lĩnh vực sản xuất có nhiều nguy cơ về TNLĐ, cháy nổ và BNN”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 8 diễn ra từ ngày 19-25/3/2006 tại TP. Nha Trang tỉnh Khánh Hòa có chủ đề “AT-VSLĐ, PCCN trong các lĩnh vực sản xuất có nhiều nguy cơ về TNLĐ, cháy nổ và BNN”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 9 diễn ra từ ngày 18-24/3/2007 tại tỉnh Bình Dương có chủ đề“Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế TNLĐ, BNN và cháy nổ”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 10 diễn ra từ ngày 16-22/3/2008 tại tỉnh Phú Thọ có chủ đề“Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế TNLĐ, BNN và cháy nổ”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 11 diễn ra từ ngày 15-21/3/2009 tại TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng có chủ đề “Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác AT-VSLĐ, PCCN”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 12 diễn ra từ ngày 14-21/3/2010 tại tỉnh Thái Nguyên có chủ đề “An toàn và sức khỏe nơi làm việc - Một trong những quyền cơ bản của NLĐ”.

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 13 diễn ra từ ngày 20-26/3/2011 tại tỉnh Quảng Ngãi có chủ đề là “ATLĐ vì hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”

- Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 14 diễn ra từ ngày 18-24/3/2012 tại tỉnh Đồng Nai có chủ đề“Xây dựng văn hóa an toàn, phòng TNLĐ, BNN là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và NLĐ”.

- Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 15 diễn ra từ ngày 17-23/3/2013 tại tỉnh Bắc Giang có chủ đề là“Tăng cường  văn hóa ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN, cháy nổ tại nơi làm việc”.

Qua 14 năm tổ chức, Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ, PCCN đã trở thành sự kiện chính trị được cả xã hội quan tâm và là “điểm nhấn” quan trọng nhằm tuyên truyền tới các cấp, các ngành, NSDLĐ, NLĐ và quần chúng nhân dân trong xã hội. Các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ, PCCN đã góp phần chuyển biến nhận thức của các cơ quan T.Ư, các tổ chức đoàn thể, quần chúng về tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ, PCCN. Qua đó tác động trực tiếp tới NSDLĐ, NLĐ nâng cao ý thức tự giác trong thực hiện các quy định pháp luật về AT-VSLĐ, quan tâm đầu tư và triển khai thực hiện cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ.

Tuy nhiên, qua 14 năm tổ chức Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ, PCCN, mặc dù nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư về kinh phí, cải tiến hình thức song hiệu quả tuyên truyền chưa cao, tình hình TNLĐ, BNN có nơi vẫn còn nghiêm trọng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, đặc biệt trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ, PCCN chủ yếu mới chỉ tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp và trong các doanh nghiệp lớn của nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, chưa thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ và trong các làng nghề …

Những năm gần đây việc đổi mới tổ chức Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ, PCCN phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và hướng về cơ sở trực tiếp sản xuất đã  thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của đông đảo NSDLĐ, NLĐ và toàn thể xã hội vào công tác AT-VSLĐ, PCCN. Để Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ, PCCN phát huy hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp và NLĐ chúng ta cần tập trung vào những nội dung cụ thể sau đây:

Đối với các cơ quan T.Ư tăng cường chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai các hoạt động tổ chức Tuần lễ Quốc gia, đặc biệt cần tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về công tác AT-VSLĐ, PCCN; hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo sát sao tới các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc trong việc kiểm tra, giám sát và thực hiện các qui định pháp luật về AT-VSLĐ, PCCN; các qui trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho NLĐ, đặc biệt trong thời gian phát động Tuần lễ Quốc gia;

- Trước và trong thời gian tổ chức Tuần lễ Quốc gia, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương (báo, đài phát thanh và truyền hình, bản tin, trang web điện tử…), đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam; tăng cường xây dựng và phát sóng các chuyên mục thường xuyên và các phim chuyên đề, phổ biến kiến thức về AT-VSLĐ, PCCN, các biện pháp giảm thiểu TNLĐ, BNN …

- Tổ chức các hình thức thông tin, tuyên truyền lưu động, treo dán băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, phát tờ rơi, sách, báo… trên các tuyến phố chính, các khu công nghiệp, các làng nghề và xuống tận các xã, thôn, bản để cổ động, tuyên truyền và tạo phong trào, khí thế sôi nổi hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia đến đông đảo các tầng lớp nhân dân và NLĐ.

Đối với các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chương trình hành động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; các biện pháp ATLĐ, PCCN;

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về AT-VSLĐ, phát động NLĐ trong đơn vị tham gia các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia.

- Tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra và nhắc nhở NLĐ tuân thủ các qui định về AT-VSLĐ, PCCN, khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn, đe doạ tính mạng và sức khoẻ NLĐ, không để xảy ra TNLĐ, cháy nổ trong thời gian diễn ra Tuần lễ quốc gia.

Có thể nói việc phát động Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN trong 14 năm qua góp phần tuyên truyền sâu rộng công tác AT-VSLĐ đến với NLĐ và NSDLĐ,  nâng cao ý thức tự giác thực hiện công tác BHLĐ. Từ thông điệp của chủ đề các Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN hằng năm đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến giúp các doanh nghiệp và NLĐ tuân thủ thực hiện các quy định của pháp luật về BHLĐ… Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN sẽ là dịp tăng cường nhiều hoạt động về công tác ATLĐ, BNN, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ, hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa phòng ngừa TNLĐ, PCCN... Cùng với Chương trình Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN giai đoạn 2011- 2015, hoạt động của Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ- PCCN, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ nhằm kiểm soát và từng bước giảm thiểu TNLĐ, BNN cải thiện ĐKLV cho NLĐ trong cả nước.

Theo tạp chí BHLĐ tháng 3/2013

Chia sẻ: Make Home Page Add to Favorites
Share |
Các tin khác
Tin tức trong ngành
  • TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM: 14 NĂM THAM GIA TỔ ...
  • HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI TUẦN LỄ QUỐC GIA VỀ ...
  • VÌ SAO MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC LẠI CHỐNG ĐƯỢC ...
  • ĐIỂM SÁNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
  • AN TOÀN BỨC XẠ LÀ TIÊU CHÍ VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN ...
  • CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT ...
  • Giám đốc cùng 5 nhân viên chết ngạt trong bồn ...
  • Mặt nạ phòng độc đặc biệt ở Thái Lan
  • NGÀY THẾ GIỚI VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC 28/4/2013 VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...

  • CHIẾN DỊCH PHÒNG CHỐNG RƠI NGÃ CỦA OSHA
  • CĂNG THẲNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC KHÔNG LÀM ...
  • Tác hại của bụi
  • THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÔNG TY CỔ ...
  • PHỤ NỮ VÀ VIỆC LÀM
  • NỮ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG VÀ AN TOÀN SỨC KHOẺ ...
  • TÌNH TRẠNG NHIỄM ĐỘC ASEN NGÀY CÀNG RÕ
  • CHỦ PHỦI TAY, THỢ TRẮNG TAY
  • BỆNH ĐIẾC VƯỢT LÊN DẪN ĐẦU BỆNH ĐÔ THỊ
  • CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẤM LỢP DỄ BỊ BỆNH BỤI ...
  • LỰC LƯỢNG CÔNG AN ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE, ...
  • 4 người một nhà chết vì khí độc khoai tây ...
  • BỔ SUNG DANH MỤC NGHỀ ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

    Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...

  • SẼ QUÁ MUỘN NẾU KHÔNG CẢI THIỆN AN TOÀN VỆ ...
  • TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ...
  • Thông tư 48/2015/TT-BCA trang phục chữa cháy lực ...
  • Tags

    Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,

    Đào tạo cán bộ xây dựng

    Du lịch sầm sơn , Cẩm nang du lịch Cho thuê xe tại hà nội, Du lịch sapa
    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN HOÀNG LONG
    Cửa hàng số 2:100 đường nguyễn xiển,phường Hạ Đình,Q. thanh xuân, hà nội
    Xưởng sản xuất : Bình Minh, Thanh Oai,HÀ NỘI
    Email: baohohoanglong@gmail.com
    Hotline: 093336 6168 - Tel : 0462 959 487


     

    DMCA.com

    Follow Us