Công Ty TNHH Hoàng Long - Cung cấp các mặt hàng bảo hộ lao động trong và ngoài nước
zalo: 097 888 0285 /0912 43 1616
Email:baohohoanglong@gmail.com
Cửa hàng: 100 đường Nguyễn Xiển,Thanh Xuân, Hà Nội
Thiếu tướng, GS. TS. Phạm Quang Cử
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH); quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy CATƯ và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ công tác năm 2012, ngày 24/1/2013, Bộ Công an đã có Công văn số 204/BCA-C61 về hướng dẫn các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục, Viện, Trường thuộc Bộ; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các Sở Cảnh sát PCCC tổ chức Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 15 năm 2013. Sau khi có văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, các đơn vị, địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động AT-VSLĐ, PCCN với nhiều nội dung, hình thức, bám sát đặc điểm thực tiễn ở mỗi địa phương, đơn vị.
Trong năm qua, các đơn vị thuộc lực lượng Công an đã chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN. Tại Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia lần thứ 14 năm 2012, các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ đã ký kết giao ước thi đua thực hiện tốt công tác đảm bảo AT-VSLĐ, PCCN để đưa công tác AT-VSLĐ, PCCN trong lực lượng Công an ngày càng đi vào nề nếp và nâng cao vai trò, vị thế của ngành trong công tác AT-VSLĐ, PCCN.
Trong công tác tuyên truyền, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC, kiểm tra an toàn cháy nổ và tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực chữa cháy. Trong năm đã xây dựng và đăng phát hơn 4.000 tin, bài, phóng sự; tổ chức 15.756 buổi nói chuyện chuyên đề về PCCC thu hút 415.493 lượt người tham gia; tổ chức 10.851 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho trên 212.000 cán bộ đội viên đội PCCC cơ sở, dân phòng, NLĐ. Hằng quý có thông báo tình hình và hướng dẫn các địa phương tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH; hoàn thiện và phát hành nhiều tài liệu tuyên truyền, bài giảng về công tác PCCC đổi mới về nội dung, hình thức, chất lượng. Nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo như Sở Cảnh sát PCCC TP. HCM tổ chức Hội thi tuyên truyền PCCC để lựa chọn các tác phẩm xuất sắc phát trên sóng truyền hình; Phòng cảnh sát PCCC PC66 Đồng Tháp tham mưu cho Công an tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi tìm hiểu về công tác PCCC tại những nơi đông người, các khu dân cư… Các đơn vị, địa phương đã quan tâm xây dựng củng cố phong trào quần chúng làm công tác PCCC và CNCH, từ đó tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ chiến sỹ, NLĐ và nhân dân.
Thực hiện nội dung cam kết thi đua được ký kết hằng năm, Công an các đơn vị, địa phương đã phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính và các đơn vị chức năng hướng dẫn các đơn vị tiến hành kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã cam kết như: kiểm tra việc tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, tổ chức và hoạt động của bộ máy làm công tác BHLĐ; công tác huấn luyện AT-VSLĐ, PCCC cho NSDLĐ và NLĐ, cán bộ quản lý, đặc biệt là huấn luyện và cấp thẻ cho NLĐ làm việc tại những vị trí có nguy cơ cháy, nổ cao và vận hành các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; xây dựng phương án PCCC và thực hiện diễn tập nâng cao kỹ năng PCCC và CNCH sẵn sàng khi có cháy, nổ xảy ra.
Các cấp Công đoàn đã tham mưu cho Đảng ủy và lãnh đạo các đơn vị thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ”; huấn luyện định kỳ AT-VSLĐ, PCCN cho CNVC-LĐ; trang cấp đầy đủ và đúng chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân; quản lý tốt hồ sơ sức khỏe của NLĐ; chỉ đạo mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động hiệu quả; quy hoạch các cảnh quan đơn vị như trụ sở làm việc, nhà xe, nhà bếp, nhà thi đấu thể thao tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Lực lượng Cảnh sát PCCC đã xây dựng các chuyên đề kiểm tra PCCC tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà cao tầng… và tổ chức điều tra cơ bản, phân loại cơ sở thuộc diện quản lý. Trong năm 2012 toàn lực lượng đã kiểm tra và phúc tra gần 100.000 lượt cơ sở, lập hơn 95.000 biên bản kiểm tra về PCCC; tiến hành hàng chục ngàn lượt kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở trọng điểm, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trong các dịp diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, đảm bảo tuyệt đối an toàn cháy nổ. Nhiều địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố có quyết định hoặc văn bản chỉ đạo việc phân cấp cho Công an các huyện, thị xã triển khai hiệu quả công tác PCCC. Các đội PCCC cơ sở, dân phòng sau khi thành lập và được củng cố đã đi vào nề nếp, đóng góp rất lớn vào công tác PCCC và CNCH trên cả nước.
Trong năm 2012, Bộ Công an đã thành lập các đoàn kiểm tra với các lực lượng nòng cốt như C66, Công đoàn CAND, Cục Y tế, Cục Tham mưu Hậu cần - Kỹ thuật Tổng cục IV, Công an các địa phương kiểm tra ở 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Qua kiểm tra cho thấy công tác AT-VSLĐ, PCCC trong các cơ quan đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã quan tâm đến công tác AT-VSLĐ, PCCN; quán triệt các văn bản chỉ đạo về công tác AT-VSLĐ, PCCN; thực hiện tốt tự kiểm tra AT-VSLĐ, PCCN; niêm yết đầy đủ các nội quy, quy định đảm bảo an toàn, nội quy và tiêu lệnh PCCC tại nơi làm việc; huấn luyện nghiệp vụ PCCC, huấn luyện AT-VSLĐ và cấp thẻ cho NLĐ sử dụng, vận hành các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc hiện đại đảm bảo ATLĐ, PCCN, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho NLĐ.
Công tác y học lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cục Y tế, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp; áp dụng và triển khai các mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở… Với mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015 giảm 10% số NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp phổ biến; tăng 10% NLĐ làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; đảm bảo 100% NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng; 100% các doanh nghiệp trong lực lượng Công an được lập hồ sơ đo đạc vệ sinh lao động hằng năm; trên 90% các cơ sở có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được cải thiện tốt… Công tác y học lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ nhằm nâng cao năng lực giám sát môi trường lao động, kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy hiểm, có hại; từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng BNN trong lực lượng Công an.
Kết quả công tác PCCN trong Công an nhân dân đảm bảo tại nhà máy, cơ sở sản xuất, đơn vị Công an nhân dân không xảy ra cháy nổ, môi trường lao động được đảm bảo, công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ, NLĐ được coi trọng, công tác môi trường xử lý tốt, không để xảy ra mất an toàn lao động…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác AT-VSLĐ, PCCN ở các đơn vị thuộc lực lượng Công an vẫn bộc lộ một số hạn chế cơ bản cần khắc phục: ý thức trách nhiệm về đảm bảo ATLĐ, phòng ngừa cháy nổ của một bộ phận cán bộ chiến sỹ và NLĐ chưa cao. Công tác xây dựng văn bản pháp luật, tham mưu cho lãnh đạo Bộ và Chính Phủ về lĩnh vực PCCC còn chậm như về hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn PCCC chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Bên cạnh đó, lãnh đạo một số cấp, ngành và cơ sở chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho công tác AT-VSLĐ, PCCC và chưa nghiêm túc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Số lượng cán bộ chiến sỹ PCCC ở các vị trí công tác từ Cục đến địa phương còn thiếu, một số cán bộ chưa dày dặn chuyên môn nghiệp vụ về quy trình chữa cháy, quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy nên còn lúng túng khi chỉ huy chữa cháy các đám cháy lớn, phức tạp; mạng lưới các Đội Cảnh sát PCCC quá mỏng, nhiều đội Cảnh sát PCCC khu vực do lực lượng thiếu, phương tiện ít và lạc hậu, địa bàn bảo vệ rộng nên chưa đáp ứng yêu cầu chống cháy lớn và dập tắt đám cháy nhanh..
Với chủ đề “Tăng cường văn hóa ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN, cháy nổ tại nơi làm việc” của Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN lần thứ 15 năm 2013, Bộ Công an đã triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư và triển khai tới các đơn vị trong toàn lực lượng tập trung thực hiện hiệu quả một số nội dung như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về AT-VSLĐ, PCCN trong cho cán bộ, chiến sỹ, NLĐ; duy trì hiệu quả phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ, PCCN”; đổi mới phương thức tuyên truyền pháp luật và kiến thức về AT-VSLĐ, PCCN để cán bộ, chiến sỹ, NLĐ nắm vững các quy định của pháp luật và của Ngành về công tác này.
Hai là, các đơn vị căn cứ vào các nội dung đăng ký thi đua đảm bảo AT-VSLĐ, PCCN của đơn vị mình, xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ bám sát điều kiện thực tế, phát huy vai trò chủ động của tổ chức Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác này; từ đó rút ra tồn tại cần khắc phục, bài học kinh nghiệm, đề xuất với cấp trên để đưa ra những quyết định kịp thời, thiết thực.
Ba là, chủ động xây dựng và tổ chức hưởng ứng các hoạt động Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN hằng năm do Chính phủ phát động.
Bốn là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” góp phần cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa TNLĐ, BệNH NGHề NGHIệP; tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào điều kiện công tác; phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách về AT-VSLĐ, PCCN phù hợp với lực lượng CAND; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê tình hình TNLĐ theo quy định của pháp luật
Năm là, tích cực tham mưu cho Chính phủ trong tổ chức PCCN thường xuyên, sẵn sàng lực lượng phương tiện PCCC và CNCH để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Theo Tạp chí BHLĐ tháng 3/2013
Bán mặt nạ phòng độc
Hiện trên toàn thế giới, bệnh nghề nghiệp vẫn được xem là lý do hàng đầu gây ra các ca tử vong liên quan đến công việc.Theo ước tính của...
Ngày 28/12/2012, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH của về việc ban hành bổ sung Danh mục...
Mũ bảo hộ lao động,Giầy bảo hộ,Kính bảo hộ lao động,Khẩu trang, mặt nạ bảo hộ,Găng tay bảo hộ,Dây an toàn,Đồng phục bảo hộ lao động,Đèn soi, đèn sự cố,Bịt tai, nút tai chống ồn,Áo mưa, phao cứu sinh,Phòng cháy chữa cháy,Trang bị an toàn điện,Trang bị phòng sạch,Trang bị giao thông, công trường,Các mặt hàng khác,Dịch vụ thêu, in, may,